Đề xuất không lấy phiếu tín nhiệm người đang chữa bệnh hiểm nghèo

Admin

(NLĐO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất không lấy phiếu tín nhiệm người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy Phó trưởng Ban công tác đại biểu QH trả lời về sự vắng mặt của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

Ngoài ra, một trong những điểm mới của dự thảo Nghị quyết là tại quy trình lấy phiếu là đã bổ sung về thẩm quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và bổ sung quy định về thời gian là chậm nhất 45 ngày để gửi văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân.

Quy định phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự cũng được bổ sung.

Quy định về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm để thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW, cũng dự kiến được sửa đổi. Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức, trường hợp không xin từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Dự thảo cũng bổ sung quy định về hệ quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đồng thời giữ nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

Trước đó, tại cuộc họp báo trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, báo chí đặt câu hỏi việc đến thời điểm hiện tại, Chính phủ có báo cáo Quốc hội về lý do tại sao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vắng mặt trong một thời gian dài, không tham gia điều hành như vậy không? Nếu vắng mặt dài như vậy, Quốc hội sẽ xem xét thế nào về trường hợp này, nhất là kỳ họp thứ 6 tới ông Thành dự kiến là thành viên Chính phủ sẽ được lấy phiếu tín nhiệm?...

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, cho biết về trường hợp Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, theo quy định của Trung ương về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và nghị quyết của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Ngày 15-1, Thủ tướng phân công nhiệm vụ các Phó thủ tướng, trong đó lĩnh vực phụ trách của ông Lê Văn Thành được giao cho những người khác trong thời gian ông Thành vắng mặt.