CLIP: Loài vật “hôi không ai đến gần” quý hiếm xuất hiện ở Bạch Mã

Admin

Đoạn clip ghi lại cảnh loài lửng lợn Đông Dương, còn gọi là con cúi xuất hiện ở vườn Quốc gia Bạch Mã.

Ngày 20/3, thông tin từ vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế), một con lửng lợn Đông Dương vừa được phát hiện tại khuôn viên bưu điện Bạch Mã (cũ), đoạn km19 đường lên đỉnh Bạch Mã.

Dân sinh - CLIP: Loài vật “hôi không ai đến gần” quý hiếm xuất hiện ở Bạch Mã

CLIP: LỬNG LỢN ĐÔNG DƯƠNG ĐI LẠI THẢN NHIÊN Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

Khu vực phát hiện loại lửng lợn quý hiếm này là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa, nằm trong quần thể các kiến trúc còn lại của người Pháp. Trước đó, một cá thể lửng lợn khác cũng nhân viên của đơn vị phát hiện ở khu rừng thuộc Bạch Mã, cách đó vị trí trên khoảng 2km.

Theo lãnh đạo vườn Quốc gia Bạch Mã, lửng lợn Đông Dương (trong tiếng Tày gọi là lương mu), hay còn được gọi dưới một số tên khác chồn hoang, cúi, gấu lợn. Tên lửng lợn được đặt do đặc điểm mũi của nó giống như của lợn rừng. Trên người lửng lợn luôn toát ra thứ mùi hôi khó chịu khiến mọi loài sống xung quanh đều né, mùi hôi của nó là vũ khí tự vệ hữu hiệu.

Trong một thời gian dài, do nạn săn bắt trái phép dẫn đến suy giảm về số lượng nên Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp loài này vào thể loại loài sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN năm 2008.

Dân sinh - CLIP: Loài vật “hôi không ai đến gần” quý hiếm xuất hiện ở Bạch Mã (Hình 2).

Mang Trường Sơn được du khách chụp ảnh lại.

Trước đó, tại vườn Quốc gia Bạch Mã, có 2 cá thể mang Trường Sơn quý hiếm vừa được một du khách người nước ngoài chụp lại.

Đây là loài từng được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn ở Việt Nam vào năm 1997. Sau nhiều năm do không thấy xuất hiện loài mang này tưởng chừng như tuyệt chủng, tuy nhiên đến năm 2021, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mang Trường Sơn ở vùng núi rừng thuộc Thừa Thiên-Huế.

Lê Kông